I. Thông tin lãnh đạo:
1. Chủ tịch UBND xã: Ông. Trần Phi Mang Điện thoại: 0909.955.641 Email: phimang@ninhthuan.gov.vn
2. Phó Chủ tịch UBND xã: Lê thanh Sơn Điện thoại: 0834520113 Email: thanhsonphuonghai@gmail.com
II. Quá trình hình thành phát triển:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, theo tiến trình lịch sử, Phương Hải có các tên gọi khác như: Cấp Tiến, Bắc Trạch, Thuận Bình, Thuận Phương và Phương Hải, xã Phương Hải lúc bấy giờ có diện tích 2405 ha, gồm 06 thôn (Phương Cựu, Bỉnh Nghĩa, Tân An, Khánh Hội, Khánh Tường và Tri Thủy).
Năm 1979 thực hiện Chủ trương của Tỉnh chia tách và lập xã mới. Theo chủ trương các thôn Phương Cựu, Bỉnh Nghĩa và Xóm Bằng thuộc xã Phương Hải. Đến năm 1989 xác nhập thêm một khu dân cư kinh tế mới là thôn Láng Me.
Đến năm 2005 thực hiện Nghị định 84/CP của Chính phủ và Công văn 203/CV ngày 10/8/2004 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc triển khai thủ tục tách huyện Ninh Hải. Trên cơ sở 03 thôn của xã Phương Hải (cũ) là Láng Me, Xóm Bằng và Bỉnh Nghĩa và một phần diện tích đất của thôn Phương Cựu (khu Bầu Cổng) xác lập thành xã Bắc Sơn/ huyện Thuận Bắc, thôn Phương Cựu (cũ) được chia tách thành ) 03 thôn mới là: Phương Cựu 1, Phương Cựu 2 và Phương Cựu 3 để thành lập nên xã Phương Hải mới thuộc huyện Ninh Hải.
III. Về cơ cấu tổ chức:
Trong hệ thống bộ máy Nhà nước ở địa phương có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã. HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở cấp xã do toàn thể cử tri xã nhà trực tiếp bầu cử ra với nhiệm kỳ 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình HĐND xã ban hành nhiều Nghị quyết theo từng kỳ họp hàng năm để quyết định các giải pháp phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường và an ninh - quốc phòng.... UBND xã Phương Hải do HĐND xã bầu ra nên là cơ quan chấp hành của HĐND xã, UBND xã thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND, đồng thời UBND xã cũng là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.
IV. Về bộ máy nhân sự:
UBND xã Phương Hải do HĐND xã bầu trực tiếp theo trình tự sau:
- Bầu Chủ tịch UBND xã.
- Bầu Phó Chủ tịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã.
- Các thành viên UBND xã theo đề nghị của Chủ tịch UBND xã.
Như vậy, bộ máy UBND xã chỉ có 04 thành viên do số dân ít hơn. Do điều kiện kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, UBND xã đã phân công cơ cấu nhiệm vụ như sau:
- Chủ tịch UBND xã phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác nội chính và tài chính ngân sách.
- Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội và chính sách.
- Thành viên UBND xã là trưởng Công an.
- Thành viên UBND xã là trưởng Quân sự.
Giúp việc cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch có đội ngũ công chức và cán bộ không chuyên trách sau:
- UBND xã bố trí 11 đ/c Công chức phụ trách các lãnh vực chuyên môn theo quy định, cụ thể như sau:
+ Văn phòng - thống kê: 02 đ/c;
+ Địa chính - xây dựng: 01 đ/c;
+ Tài chính - kế toán: 01 đ/c;
+ Tư pháp - Hộ tịch: 02 đ/c;
+ Văn hóa - xã hội: 03 đ/c;
+ Trưởng Công an: 01 đ/c;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự: 01 đ/c.
- 08 cán bộ không chuyên trách chuyên trách: Giáo dục - Văn hóa - TDTT và truyền thanh, Phó CHT Quân sự, Tư pháp - hộ tịch kiêm Hộ khuyến học và 05 cán bộ Phó đoàn thể (Mặt trận, Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh).
V. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã:
1. Chức năng:
Uỷ ban nhân dân xã do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phuơng chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp:
- Chấp hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chủ trương chính sách trên địa bàn xã.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
* Trong lĩnh vực kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND thông qua trong kỳ họp và trình UBND huyện phê duyệt; tổ chức và kiểm tra thực hiện kế hoạch đó;
- Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND xã quyết định và báo cáo UBND huyện.
* Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và đất đai:
- Xây dựng trình HĐND xã thông qua các chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, ở địa phương và tổ chức thực hiện các chương trình đó;
- Thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, phát triển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản;
- Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo qui định của pháp luật;
* Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
- Quản lý, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng theo sự phân cấp;
- Tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất và quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
- Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của UBND xã.
* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao:
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hóa, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn xã và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo và thực hiện việc xóa mù chữ.
- Quản lý các phong trào về văn hóa, hoạt động của ban văn hóa - thông tin, thể thao; bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
- Thực hiện kế hoạch quản lý trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Tổ chức việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xóa đói, giảm nghèo; hoạt động từ thiện nhân đạo.
* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội:
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ xã; quản lý lực lượng dự bị động viên; xây dựng lực lượng Dân quân, công tác huấn luyện Dân quân;
- Phối hợp tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; đề nghị việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi quy phạm pháp luật khác ở địa phương;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
* Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo:
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo;
- Thực hiện việc chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương;
*Trong việc thi hành pháp luật:
- Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Luật pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
* Trong việc xây dựng Chính quyền và quản lý địa giới hành chính:
- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các ban ngành thuộc UBND cấp mình theo hướng dẫn của cấp trên;
- Quản lý công tác tổ chức, biện chế, lao dộng, tiền lương theo phân cấp của UBND cấp trên;
- Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của xã.
VI. Nhiệm vụ của lãnh đạo:
1.Chủ tịch UBND xã:
Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật tổ chức Chính quyền địa phương; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.
Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.
Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.
Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.
2. Phó Chủ tịch UBND xã:
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân.
Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân; thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.
Ký quyết định, chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân ủy nhiệm.