Đình Mỹ Tường

Tên gọi di tích: Đình Mỹ Tường Địa điểm phân bổ di tích, đường đi đến di tích: Đình Mỹ Tường thuộc thôn Mỹ Tường 1, xã Nhơn Hải, Huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Từ Thành phố Phan Rang đi dọc ờ biển Ninh Chử theo hướng Đông Bắc khoảng 18km là đến di tích làng Mỹ Tường, rất thuận tiện cho các loại xe cơ giới đi vào.

  1. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích:

                          

                                                                        Đình Mỹ Tường- ảnh: Hà Tiên

 

Dựa trên bối cảnh lịch sử cũng như những truyền khẩu của các đơn vị bô lão, thân hào, nhân sĩ qua nhiều thế hệ tại địa phương cho biết cư dân làng Mỹ Tường ngày nay là các cư dân từ Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên theo bước chân nam tiến của Chúa Nguyễn vào đây để khai khẩn lập làng vào khoảng cuối thế kỉ XVII. Sau khi công việc lập làng đã ổn định, dân cư ngày càng đông, dân trí mở mang nông-ngư ngày càng thịnh vượng, vào đầu thế kỉ XVIII các vị tiền bối đã chủ trương xây dựng đình làng để thờ Thần Thành Hoàng, ngôi đình ban đầu xây với nguyên vật liệu là vách bằng tre lá, mái tranh đơn giản. Vào khoảng năm 1810 (Canh Ngọ) Gia Long thứ Tám, đình Mỹ Tường mới thật sự được xây lại bề thế thành ngôi đình hoàn chỉnh (đình lúc này có tên là Cửu Hữu). Năm 1947, đình bị thực dân Pháp chiếm làm đồn để đóng quân. Năm 1954 đã được đại đội cách mạng 210 giải phóng trong đêm ngày 4 tháng 5 (Năm Giáp Ngọ) lúc này đình chỉ còn một đóng gạch ngói, đến 6 năm sau (1960), đình mới được xây dựng lại và lấy tên là Đình Mỹ Tường.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Đế quốc Mỹ, Đình Mỹ Tường là một trong những nơi đặt cơ cơ sở hành chánh chính quyền cách mạng lâm thời, và cùng là nơi nuôi dấu nhiều đồng chí lão thành cách mạng góp phần trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

2. Lịch sử vị thần được thờ:

Vì không có bia ký, sắc thần của các triều vua ban bị thất lạc nên việc xác định lai lịch của vị thần thờ ở đình chưa thật cụ thể, ngày nay dân trong làng chỉ biết vị thần bảo hộ cho cộng đồng cư dân làng mình là: “Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh”. Ngài bảo vệ và phù hộ độ trì cho cuộc sống mọi người an khang, thịnh vượng, làng nước an lành, nông – ngư hưng thịnh, mưa thuận gió hòa. Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làn chỉ biết rằng đình Mỹ Tường đã được các vua triều Nguyễn phong sắc gần đây nhất là sắc phong dưới vua Minh Mạng thứ nhất năm 1821 (Canh Thìn), vua Thành Thái thứ nhất năm 1889 (Kỷ Sửu), vua Khải Định thứ nhất năm 1916 (Bính Thìn)

3. Loại hình di tích:

Đình Mỹ Tường thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật tôn giáo.

4. Khảo tả:

Đình Mỹ Tường được xây dựng trên một khu đất có diện tích 8.741m2. Cửa của đình hướng về phía Nam, có một cái bầu quanh năm đầy nước giớ đây đã bồi cạn, phía Bắc đình giáp với cánh đồng lúa, nho…, phía Tây giáp với thôn Khánh Nhơn, Đông giáp với khu dân cư. Từ hướng Nam vào, cửa đình xây bằng vật liệu xi măng, đá, cốt thép rộng vừa phải tương xứng với kiến trúc của đình, cửa được xây gồm hai cột vuông, mặt cột có đường kính 0,4m, cao 3,4m, rộng 3,2m lắp hai cánh cửa sắt mỗi cánh cao 2m, rộng 1,5m được trang trí bằng các hình thoi và hoa sen. Trên cửa treo tấm bảng tôn sắt có đường kính dài 3,6m, rộng 0,4m được sơn chữ “Đình Mỹ Tường”.

Đình xây dựng thành một khối tổng thể với lối kiến trúc yheo hình chữ nhật (-), bao gồm: Cột cờ, án phong, sân võ ca, sân lễ, nhà Tiền đàng, Chánh điện (hậu cung), nhà Tiền hiền, nhà Tiền sư, Lăng bà (ngũ hành), Miếu Thần nông, bàn thờ chúa tướng sơn lâm (cọp), nhà kho, nhà trù, hồ nước.

Từ ngoài vào (theo hướng Nam), qua khỏi vị trí cửa khoảng 10m là đến cột cờ nền xây dựng hình tròn tạo thành 4 cấp lên, đế nền có đường kính 2,2m, trên dựng cột cờ bằng cây gỗ hình tròn có đường kính 20cm, cao 8m sơn màu đỏ.

                          

 

Án phong:

Từ vị trí cột cờ đi vào khoảng 6m là đến Án phong, Sân võ ca và Sân lễ ở phía trước nhà Tiền đàng, án phong có kích thước cao 2,2m, dài 5m, hai bên chừa hai cửa cuôn rộng 0,75m, cao 1,7, khoảng giữa được xây dạng cuốn thư, bên mặt tiền đắp nổi đề tài hình Chúa Tướng Sơn Lâm (Cọp) được sơn màu đỏ sậm chạy vằn đen trên nền vàng, mặt phía hậu đắp nổi đề tài hình Mã hóa lân, thân được màu xanh trên nền xanh da trời, trên lưng chở cuốn thư tư thế đang chạy trên mây trong rất phi phàm. Đỉnh cửa của án phong được xây kiểu hình lượn sóng, phía trên đắp nổi các hoa sen, được đặt trên đầu trụ là búp sen đang nở rộ, xung quanh mặt án phong tiền hậu cấu trúc vẽ hoa văn nho leo, sơn màu xanh mực.

Phía trước sân lễ có Sân Võ Ca, có diện tích (7,8m  x 5,5m) xây bằng xi măng, là nơi tổ chức những cuộc hội chèo, hát bội trong ngày mùa hoặc trong những dịp tế ở đình. Nối với mặt Tiền Đàng là Sân Lễ có diện tích (9m x 7,8m), được xây dựng bằng xi măng liền mặt, là nơi dùng để trang trí cờ, trống, chinh. Hiện nay sân dùng sử dụng trong lễ nghi lễ diễn xướng vào những ngày tế lễ chính ở đình.

                           

 

Tiền Đàng:

Tiền Đàng là khu vực làm lễ chính trong các kỳ tế lễ, có diện tích (8m x 7m), mặt tiền của nhà được xây dựng bốn trụ bằng xi măng, chia thành ba gian. Trên mỗi đầu đao trụ đặt một con lỳ lân bằng sành sứ, mặt mỗi trụ viết một câu đối bằng hán tự, mặt tiền bên tả đắp nổi Sóc chuyền cành nho, năm trong hình chữ nhật hai bên có hai ô hình vuông tượng trưng cho thảm cỏ. Mặt tiền bên hữu đắp nổi cảnh tùng lộc (cây tùng và 3 con nai). Phía trước ba gian cửa để vào bên trong chánh điện làm bằng gỗ, trang trí lắp ráp cách điệu dưới dạng các hình vuông, ở giữa nhà có đặt một án thờ, trên hương án đặt một cặp chân đèn, một lư hương bằng đồng, sau hương án đặt một nghi (ghế thờ), vách bên tả vẽ con tuấn mã yên cương sang trong đầu hướng điện, bên trên tuấn mã vẽ một cây lộng sơn màu vàng, cán đỏ tua màu xanh, vách bên hữu vẽ một con voi là bành (ngoi).

Kiến trúc nhà Tiền Đàng là kiểu nhà xuyên trính, chia làm ba gian hai mái, mái lợp ngói tây gồm hai bộ vì kèo, mỗi bộ vì kèo có 2 cột cái được định vị theo hướng Bắc – Nam có chu vi 20 cm, cao 4,8 m. Như vậy kết cấu vì kèo gồm có 4 cột (2 cột bằng gỗ, 2 cột bằng xi măng xây liền vách). Mỗi cặp cột cái được niêm cứng bởi một cây trính, hai đầu được vuốt thon thon hơi vòng lên phía trên, hai đầu dư của cây trính được chạm đầu rồng, chính giữa cây trính gắn vuông góc một đoạn cây ngắn gọi là cây trổng. Bên trên con lươn ngôi Tiền Đàng gắn cảnh “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”, hai đầu xong Tiền đàng kiến trúc mão lư hình chóp, hình chữ nhật, viền chỉ, mỗi bên đắp nổi con lân, con cọp.

                            

 

Chánh Tẩm (Hậu cung):

Kế tiếp nhà Tiền Đàng là nhà Chánh Tẩm (còn gọi nhà Hậu Cung). Là nhà dùng để thờ Thần Thành Hoàng, có diện tích (8m x 6,5m), nhà Hậu Cung được nối với nhà Tiền Đàng bằng vách với 3 gian cửa bằng gỗ, phía trong bố trí khám thờ “Thổ công, thổ chủ”, hai bàn thờ hữu ban đặt khám thờ  “Thờ bổn xứ” phía trước khám thần hai bên bàn hội đồng là hai hàng lỗ bộ, trước bàn hội đồng là hương án kiểu ghế nghi (kiểu xưa) chạm trổ xà cừ, cao 1,3m, mặt ghế có đường kính 0,9m x 0,5m.

Về kết cấu kiến trúc nhà Chánh Tẩm là ngôi nhà tứ trụ, vượt lên khỏi tầng mái nhà là 4 cây cột gỗ bề mặt có đường kính 25cm, cao 7,8 cm, có một cổ lầu và hai tầng mái gồm có 2 bộ vì kèo, mỗi bộ vì kèo âm vào hai cột cái định vị theo hướng Bắc –Nam.

Về kết cấu kiến trúc và kết cấu vì kèo ở nhà Chánh Tẩm cơ bản sao chép lại như ở nhà Tiền Đàng. Tuy nhiên cách bố trí ở bộ phận trên nóc mái ở nhà Chánh Tẩm còn trang trí thêm đề tài đắp nổi tượng hình các bậc anh hùng trong lịch sử như tượng: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Lý Thường Kiệt.

Nhà Tiền Hiền:

Nhà Tiền Hiền là nơi dùng để thờ các bậc tiền bối đã có công trong việc khai khẩn lập làng, dựng đình. Nhà có diện tích (6,6m x 6,5km), nhà được nối liền với nhà Tiền Đàng bằng một lối đường đi trống dài (2m x 6,5m), nhà được xây dựng về hướng Tây từ cổng đình vào, có sân bằng gạch có diện tích (6,6m x 1,9m).

Nhà Tiên Sư:

Nhà Tiên Sư là nơi thờ các bậc tiền bối đã có công trong việc truyền dạy nghề cho dân chúng trong làng. Tòa nhà có diện tích 47,6m2, đây là kiểu nhà xuyên trính như kiểu nhà Tiền Hiền, mặt tiền chừa một gian cửa cái cao 2m, rộng 1,2m và hai cửa sổ có kích thước cao 1,2m, rộng 0,9m bằng gỗ bằng lăng sơn màu đỏ ráp theo kiểu panô (vuông). Nhà gồm có hai bộ vì kèo, mỗi bộ vì kèo được định vị tên hai hai đầu cột theo hướng Bắc Nam, với chất liệu xây dựng hiện đại: ximăng, mái lợp ngói tây. Gian giữa đặt một khám thờ Tiên Sư, trên khám thờ theo treo một tấm hoành phi ghi 3 chữ “Long Hổ Hội”, hai bên khám treo 4 câu liên đối nôm bằng chữ Việt do đoàn tuồng cổ tặng năm hát đình “Lăng Mỹ Tường Phú Quý”

-          Cầu mưa thuận gió hòa

-          Đoàn tuồng cổ long phụng

-          Chúc đình cổ Mỹ Tường.

Vì là kiểu nhà hai mái nên kết cấu vì kèo ở nhà Tiên Sư cũng giống như kết cấu

vi kèo ở các tòa nhà Tiền Hiền. Ở vách phía tây chừa một cửa hông một cánh có kích thước rộng 0,65m, cao 1,8m dùng làm lối ra vào trong khi hành lễ, vách hậu ở tả ban, hữu ban chừa hai cửa sổ có kích thước cao 0,9m, rộng 1,2m.

Lăng Năm Bà:

Lăng Năm Bà có diện tích 49,68m2, diện tích hành lang (6,9m x 1,2m). Đây là nơi thờ Ngũ Hành Nương. Năm vị thần mang tên: Kim Đức Thánh Phi, Mộc Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Thổ Đức Thánh Phi. Dân gian tin tưởng rằng các vị này rất này rất linh ứng và có quyền hành trong cuộc sống hàng ngày đồng thời có liên quan đến các lĩnh vực như: Vàng bạc (Kim), gỗ cây (Mộc), Sông nước (Thủy), Củi lửa (Hoả), và đất đai (Thổ).

Kiến trúc Lăng Năm Bà là kiểu nhà xuyên trính, mái lợp ngói tây, kiềng nhà xây bằng đá núi, vách xây bằng đá cốm, kết cấu vì kèo ở tòa nhà này gồm hai cây trính ở mặt tiền hai mái, 4 kèo và 2 cây trổng, 4 cây trụ (2 cây bằng gỗ, 2 cây xây gạch âm vào vách) 2 cây trính trường, 3 cây xuyên hạ và 2 cây xuyên thượng.

Chính giữa tòa nhà bố trí một bàn thờ bằng xi măng trên lát gạch men, có kích thước rộng 60cm, dài 1,5m, cao 90cm. Mặt trước bàn thờ kê một ghế nghi bằng gỗ, chạm xà cừ cao 1,3m, rộng 0,9m, ngang 0,5m trên đặt chân đèn, lư hương bằng sành.

Hai bên khám thờ là bệ thờ tả ban và hữu ban xây bằng xi măng, mặt lát gạch men, có kích thước cao 8cm, rộng 50cm, dài 100cm, trước bàn thờ tả, hữu ban kê hai ghế nghi bằng gỗ, chạm xà cừ cao 1,3m, rộng 0,9m, ngang 0,5m trên mỗi ghế nghi đều đặt chân đèn và lư hương bằng sành.

Miếu Thần Nông:

Xây về phía Tây Nam nhà Tiền Hiền (trước mặt nhà Tiền Hiền), miếu có kích thước rộng 1m, ngang 1,5m, cao 1,4m, có 2 mái lợp ngói tây. Đây là nơi xây để thờ vị thần coi về nông nghiệp.

Bàn Thờ Chúa Tướng Sơn lâm: xây liền với Miếu Thần nông về hướng Đông, là bàn thờ được xây thành một đá cao 0,7m, rộng 1m, dài 1,2, trên bệ xây một tấm vách cao 0,5m, rộng 0,6m. Dân gian tin tưởng nơi rừng núi lúc nào cũng có Chúa Tướng Sơn Lâm ngự trị.

Nhà kho (Nhà Cối): Nhà xây về hướng Bắc của nhà Tiên Sư, là nơi chứa các vật dụng của đình. Có diện tích 15,2m2.

Nhà bếp (Nhà Trù): Đây là khu vực giành cho việc nấu nướng trong các kỳ tế lễ, được xây liền vách với nhà kho về phía Đông, có diện tích 10,26m2, nhà có 2 mái, lợp tôn xi măng.

Hồ nước: Có kích thước rộng: 2m x dài 2,5m x cao 1,4m. xây bằng gạch, xi măng dùng để chứa nước phục vụ cho những ngày cúng tế.

Ngoài ra ở đình còn xây thêm 2 rạp để làm nơi dùng hội họp, đãi khách trong các kỳ tế lễ, có diện tích 681m2.

Nhìn chung các hệ thống nhà Tiền Đàng, Hậu Cung, Tiền Hiền, Tiên Sư, nhà Bếp, Nhà Kho là kiểu nhà với kết cấu vì kèo rất đơn giản và được cây lại bằng chất liệu hiện đại mới hoàn toàn.

5. Các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội:

Hàng năm, ở đình Mỹ Tường diễn ra 3 lễ tế chính: Lễ tế Thu (hai lễ này còn gọi là xuân kỳ thu tế) và lễ Giáp Ấn, trong đó lễ tế Xuân là lễ quan trọng và lớn nhất, tất cả các thành viên trong Ban quản lý đình đều tham gia trước ngày tế, toàn dân và các hương chức họp ở đình để bàn việc tổ chức và bầu ra Ban Tế tự.

Lễ được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa đền đáp công thần, các vị tiền bối, chiến sĩ trận vong và tưởng nhớ Quốc Tổ Hùng Vương. Lễ được bắt đầu vào lúc 18h ngày hôm trước và kết thúc vào 9h sáng hôm sau. Lễ vật chính gồm có: 01 con heo, xôi, gà, hoa, quả.

Lễ tế Thu: Lễ được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 9 (dương lịch) hàng năm, với các nghi thức cúng tế tương tự như lễ tế Xuân nhưng lễ vật ở lễ này đơn giản hơn.

Lễ Giáp Ấn: Lễ được tổ chức vào buổi sáng ngày 25 tháng 12 (âm lịch) hàng năm, với các nghi thức cúng tế và lễ vạt cúng ở lễ này đơn giản như: Xôi, chè, bánh trái, hoa quả… Đây là mà ngày trước đây ban hương chức trong làng làm lễ niêm ấn (cất con dấu). Sau lễ Giáp Ấn mọi việc hành chánh tạm nghỉ đến đón tết Nguyên Đán.

                           

                           

                           

 

 

Hà Tiên