Chùa Trùng Khánh
Ngôi cổ tự Trùng Khánh được xây cất gần với núi Phụng Sơn (tục gọi là núi đá Chồng) xoay về hướng Nam nơi gió biển lộng và phía Tây Bắc là Đầm Nại nổi tiếng về danh lam. Xét về địa thế, đây là vùng hội tụ của mãnh đất “địa linh nhân kiệt” sản sinh ra nhiều nhân tài làm rạng rỡ khắp mọi vùng xưa nay.
Page Content
Sắc tứ Trùng Khánh tự - ảnh: Hà Tiên
Ngôi cổ tự Trùng Khánh được xây cất gần với núi Phụng Sơn (tục gọi là núi đá Chồng) xoay về hướng Nam nơi gió biển lộng và phía Tây Bắc là Đầm Nại nổi tiếng về danh lam. Xét về địa thế, đây là vùng hội tụ của mãnh đất “địa linh nhân kiệt” sản sinh ra nhiều nhân tài làm rạng rỡ khắp mọi vùng xưa nay.
Nhìn toàn cảnh, ngôi cổ tự được bao bọc bởi cánh đồng lúa quanh năm tươi tốt lẫn với hàng dừa xanh che mát. Trước chánh điện, một khoảng sân rộng có ao sen, giữa hồ có Quan Thế Âm và phía sau chùa là một cụm núi sừng sững với hòn núi sau lưng như một trái Phật thủ và một ngòi bút kỳ sơn.
Chùa với kiến trúc theo kiểu hình chữ “Tam”, gồm phần trước là chánh điện theo phong cách kiến trúc chùa Từ Đàm – Huế nhưng có một vài nét sáng tạo thông qua các gốc uốn của các đầu đao và với kiểu mái chồng diêm phía trước như hấp thụ phong cách của các kiến trúc ngôi chùa Nam bộ. Ở những điểm uốn cong của các đầu đao là phần trang trí gốc loại hoa sen được cách điệu hóa. Trên những mảng hở giữa mái diêm chồng bốn góc mái phần trên hệ thống đầu đao. Trên nóc đỉnh được bố trí theo hình thuyền với hai con rồng chạm nổi đang quay đầu lại cùng chầu bánh xe pháp luân được đặt trên mình hai con rồng uốn cong phần mình tạo cho thế chuyển động của bánh xe thêm phần hoành tráng. Khoảng hở giữa hai phần mái và đỉnh được xây dựng tạo nên các ô cửa giả trang trí hình hoa sen, phần giữa có trang trí hình chữ “Vạn”. Trước chánh điện là tam đa môn truyền. Hai bên cánh cửa là lầu chuông trống với phần trước hai ổ cửa giả hình vuông tranh trí hình hoa và lá sen.
Ảnh: Hà Tiên
Đi vào không gian thờ tự với phần trung tâm thờ Đức Bổn Sư, hai bên tả hữu là tượng Hộ Pháp, Thần Vương, Già Lam Thánh Chúng, tạc theo thể đứng, phần đài thờ dưới tôn trí tượng Đức Phật nhập niết bàn và tượng Phật Di Lặc cở nhỏ, phía sau tượng Đức Bổn Sư là khám thờ tôn trí tượng Tam Tôn “Di Đà, Quan Âm, Thế Chí” được làm bằng đất sét với những đường nét điêu khắc sắc sảo, nếp áo mềm mại có giá trị mỹ thuật cao, phản ánh trình độ kiến tạo tượng Phật của các nghệ nhân Ninh Thuận đạt đến mức hoàn hảo.
Hai bên chánh điện phía bên phải là bàn thờ đức Quan Thế Âm và bên trái là Ngài Địa Tạng được tạc theo thế ngồi uy nghiêm và tỉnh tọa. nối tiếp khuôn viên chánh điện là hậu tổ với trung tâm bàn thờ tổ tôn thờ Tổ Sư Đạt Ma và Chư vị Tổ Hữu Công, ngoài ra còn tôn thờ các long vị, bài vị các Tổ khai sơn, phát triển hoằng dương đạo pháp tại ngôi cổ tự Sắc Tứ Trùng Khánh. Nối tiếp hậu Tổ là nhà tăng mở rộng ăn thông qua phía tay phải và phần dãy lầu mới xây dựng dùng làm phòng khách.
(Theo: Thông Thanh Khánh)
Hà Tiên
Tin mới nhất
Đình Mỹ Tường(25/02/2015 8:01 CH)
Múa Náp(29/01/2015 8:00 CH)