I. Thông tin lãnh đạo:
1. Chủ tịch UBND thị trấn: Ông. Dương Bửu Viên
2. Phó chủ tịch (phụ trách văn xã): Bà. Trương Thị Minh Khai SĐT: 0892416194
3. Phó Chủ tịch (phụ trách kinh tế): Ông. Lê Hoài Phương SĐT: 0369339649
II. Quá trình hình thành và phát triển của UBND Thị trấn Khánh Hải
Thị trấn Khánh Hải trước kia (1946) gọi là xã Dân Chủ gồm 04 thôn (Ninh Chữ, Dư Khánh, Văn Sơn và Nhơn Sơn). Năm 1950 đổi tên là xã Thuận Khánh thuộc huyện Thuận Bắc, sau đổi tên lại là xã Bắc Khánh. Đến cuối năm 1975, xã đổi tên là xã Khánh Hải bao gồm 3 làng Dư Khánh, Ninh Chữ và Nhơn Sơn. Đến năm 1980 Nhơn Sơn tách về xã Văn Hải, xã Khánh Hải còn lại 02 thôn Dư Khánh và Ninh Chữ thuộc thị xã Phan Rang- Tháp Chàm. Tháng 7 năm 1991 Khánh Hải trực thuộc huyện Ninh Hải. Đến năm 1994, xã Khánh Hải được công nhận là thị trấn theo Nghị định số 42/CP ngày 28/5/1994 của Chính phủ.
Mặc dù có sự thay đổi như vậy nhưng chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy về cơ bản không hề thay đổi.
Thị trấn Khánh Hải là trung tâm hành chính của huyện Ninh Hải. Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Phường Văn Hải, phía Tây giáp xã Hộ Hải, phía Bắc giáp đầm Nại và xã Tri Hải. Diện tích đất tự nhiên 1.118 ha, dân số 17.559 nhân khẩu /4.615 hộ, 99% là dân tộc kinh. Thị trấn có 10 khu phố, kinh tế nhiều ngành nghề nông, ngư, diêm, thương mại dịch vụ, du lịch. Toàn thị trấn có 18 chi bộ trực thuộc Đảng bộ thị trấn Khánh Hải với tổng số 355 đảng viên. Thị trấn Khánh Hải được công nhận đơn vị hành chính cấp xã loại I theo Quyết định số 1747/QD-UBND ngày 30/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Hệ thống tổ chức chính trị, đoàn thể thị trấn đến khu phố thường xuyên được củng cố kiện toàn đảm bảo về số lượng và chất lượng. Về tổ chức bộ máy chính quyền: Tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách thị trấn và khu phố (Cán bộ: 10 người; công chức: 12 người; những người hoạt động không chuyên trách 12 người; người hoạt động đặc thù 07 người; khu phố 20 người). Cơ cấu ngành nghề đa dạng, với 1/3 số dân chuyên sống bằng nghề biển, 1/3 kinh doanh buôn bán, còn lại làm các nghề khác. Kinh tế những năm qua luôn phát triển được xác định là vùng trọng điểm đầu tư cho du lịch, dịch vụ và thương mại với các địa phương khác, điện lưới quốc gia hầu như phủ kín khu vực, hệ thống tưới tiêu thủy lợi khá hoàn chỉnh, phục vụ tốt nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. Về giao thông rất thuận tiện, có đường tỉnh lộ đi qua phía Bắc huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Đường nội thôn đã được bê thông hóa 10/10 khu phố. Toàn Thị trấn có 01 Trạm y tế, 01 bệnh viện huyện đóng trên địa bàn, 02 trường tiểu học, 02 trường THCS, 01 trường THPT, 01 trường Phân hiệu Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đóng trên địa bàn thị trấn, các cơ quan hành chính của huyện Ninh Hải cũng nằm trên địa bàn thị trấn, có 02 chợ phân bổ ở 02 khu dân cư khác nhau, giao thông đường biển cũng rất thuận lợi.
Là thị trấn đồng bằng duyên hải, được hưởng nhiều ưu đãi của tự nhiên như có diện tích đất để sản xuất nông nghiệp với hệ thống tưới tiêu chủ động, có đất ven biển để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối, khai thác hải sản và các danh lam thắng cảnh như bãi biển Ninh Chữ, Đầm Nại, di tích văn hóa núi Đá Chồng, Đình Dư Khánh, di tích lịch sử núi Cà Đú là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Ninh Thuận nên Khánh Hải đã và đang thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch, kéo theo các hoạt động dịch vụ, thương mại đang ngày càng phát triển. Mặt khác vị trí địa lý đặc biệt của Khánh Hải nằm trên tuyến đường độc đạo để các xã ở phía bắc huyện Ninh Hải như Tri Hải, Phương Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải để đi lên khu đô thị Phan rang- Tháp Chàm nên hoạt động thương mại trung chuyển hàng hóa tại thị trấn cũng khá nhộn nhịp.
Kinh tế đa dạng phong phú đã thu hút nhiều cư dân nhiều nơi đến sinh sống nên tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Cư dân đông là các yếu tố chi phối đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương.
III. Về cơ cấu tổ chức
Trong hệ thống bộ máy Nhà nước ở địa phương có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn. HĐND thị trấn là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở thị trấn do toàn thể cử tri trực tiếp bầu cử ra với nhiệm kỳ 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình HĐND thị trấn ban hành nhiều Nghị quyết theo từng kỳ họp hàng năm để quyết định các giải pháp phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường và an ninh quốc phòng. UBND thị trấn Khánh Hải do HĐND thị trấn bầu ra nên là cơ quan chấp hành của HĐND thị trấn, UBND thị trấn thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND, đồng thời UBND thị trấn cũng là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, như vậy UBND thị trấn vừa có chức năng tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND thị trấn về các biện pháp ổn định và phát triển kinh tế, chăm lo sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương vừa có chức năng quản lý Nhà nước đảm bảo các chính sách của Nhà nước cấp trên và pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh tại thị trấn.
IV. Về bộ máy nhân sự
UBND thị trấn Khánh Hải do HĐND thị trấn bầu trực tiếp theo trình tự sau:
- Bầu Chủ tịch UBND thị trấn.
- Bầu 02 Phó Chủ tịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND thị trấn.
- Bầu 02 Uỷ viên UBND thị trấn theo đề nghị của Chủ tịch UBND thị trấn.
Như vậy bộ máy UBND thị trấn tổng cộng có 05 thành viên, so với nhiều xã trong Huyện. Do điều kiện kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, UBND thị trấn đã phân công cơ cấu nhiệm vụ như sau:
- Chủ tịch UBND thị trấn phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác nội chính và tài chính ngân sách.
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách Kinh tế.
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa - Xã hội.
- 01 Ủy viên UBND là Trưởng Công an.
- 01 Ủy viên UBND là Chỉ huy Trưởng Quân sự.
Giúp việc cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch có đội ngũ công chức và cán bộ bán chuyên trách sau:
- 12 công chức: Chỉ huy Trưởng Quân sự, Văn hóa xã hội, 02 Văn phòng -Thống kê, Chính sách - Xã hội, 02 Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, 03 Địa chính - Xây dựng.
- 12 cán bộ bán chuyên trách: Cán bộ Kinh tế - Kế hoạch, Đài truyền thanh, Phó Quân sự, Văn thư - Lưu trữ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ phụ trách công tác cải cách hành chính, Văn phòng Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy và 04 cán bộ Phó đoàn thể (Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh).
V. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan:
1. Chức năng:
Theo Hiến pháp năm 2013, Ủy ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính ở địa phương chịu trách chịu nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật pháp của Nhà nước, Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ ngành, Trung ương; các Nghị quyết Đảng bộ và Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân.
Trong hệ thống bộ máy Nhà nước ở địa phương có Hội đồng nhân dân thị trấn và Ủy ban nhân dân thị trấn. HĐND thị trấn là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở thị trấn do toàn thể cử tri trực tiếp bầu cử ra với nhiệm kỳ 05 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, HĐND thị trấn ban hành nhiều Nghị quyết theo từng kỳ họp hàng năm để quyết định các giải pháp phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường và an ninh quốc phòng. UBND thị trấn Khánh Hải do HĐND thị trấn bầu ra nên là cơ quan chấp hành của HĐND thị trấn, UBND thị trấn thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND.
- UBND thị trấn Khánh Hải có chức năng quản lý nhà nước về các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP, trật tự ATXH nhằm đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Nói chung chức năng chủ yếu của UBND thị trấn là quản lý nhà nước, xã hội, tổ chức đời sống dân cư theo sự chỉ đạo của cấp trên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại Điều 123, 124 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và tại các Điều thuộc chương III của Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) ngày 26/11/2003.
- Ủy ban nhân dân thị trấn Khánh Hải thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình thông qua việc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải vừa thực hiện chức năng quản lý hành chính, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và tổ chức đời sống nhân dân, cụ thể như:
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch do thị trấn phụ trách như sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội và ngân sách; tổng hợp những chỉ tiêu chủ yếu về phát triển sản xuất, nộp thuế, xây dựng các công trình, báo cáo Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định và trình UBND huyện duyệt, kiểm tra, giúp đỡ thực hiện kế hoạch;
+ Quản lý đất đai, đường giao thông, tiểu thủy nông, dân số, hộ tịch, hộ khẩu, sinh - tử, kết hôn theo chính sách chế độ hiện hành, quản lý lao động; quản lý và thi hành chính sách tài chính, thu thuế, thu nợ cho Nhà nước; xây dựng và quản lý thu chi ngân sách thị trấn theo quy định chung;
+ Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bài trừ tệ nạn xã hội, chống mọi hiện tượng tiêu cực;
+ Thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Nhà nước; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Phối hợp cùng Hội đồng nhân dân thị trấn tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân.